Quán Thế Âm Bồ Tát

Quan Âm Đại Sĩ

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Bồ tát tên là Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩/avalokiteśvara) tại các nước như Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận.

Các Phật tử Trung Hoa thường thờ cúng bốn vị Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa, gồm Quan Âm cùng các vị Bồ Tát Phổ Hiền (普賢/samantabhadra), Địa Tạng (地藏/kṣitigarbha) và Văn-thù-sư-lợi (文殊師利/mañjuśrī).

Ở Việt Nam, việc thờ phượng Quan Âm thường thấy là dựng pho tượng lớn ngoài trời với hình tượng Quan Âm đứng trên tòa sen gọi là Đài Quan Âm hay Quan Âm lộ thiên, thờ trong một không gian nhỏ hơn ở ngoài sân gọi là Quan Âm các, và thờ trong nhà, có ban thờ gọi là Điện Quan Âm. Trong thế giới Quan Âm gồm có Quan Âm Nam Hải và Quan Âm Diệu Thiện.

Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây du ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (như phẩm Phổ môn, bản kinh Lăng Nghiêm và Diệu pháp liên hoa), Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha (cứu vớt và giác ngộ người khác), nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Bồ Tát Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.

Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để “nhìn” thấy hình ảnh, dùng mắt để “nghe” thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được, v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn “nhìn thấy” tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo hay trên con cá voi để cứu người bị nạn cũng phổ biến trong nghệ thuật, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa sen hay bình nước Cam lồ. Quan Âm bồ tát cũng chính là Từ Hàng đạo nhân trong Phong thần diễn nghĩa. Ở Việt Nam, Nguyên phi Ỷ Lan được nhân dân gọi là Quan Âm Nữ, thờ ở Chùa Bà Tấm.

盡一心誠敬,祈財祈福必能感應

Nhất tâm thành kính cầu tài cầu phúc sẽ được cảm ứng

https://temple.lujou.com.tw/1-1.html

___

Quan Thế Âm Bồ-tát trong tín ngưỡng Thần tài của người Trung Quốc

Bên cạnh việc sùng bái Quan Âm là vị Bồ-tát cứu khổ cứu nạn, thì cũng có nhiều địa phương lấy việc thờ phượng Quan Âm là Thần Tài, như ở Hồng Kông, Đài Loan, Quảng Đông… từ thời xa xưa, mỗi năm đều có tổ chức tập tục “Quan Âm khai khố”.

Ngoài ra, ở Trung Quốc hiện nay còn có nhiều địa phương khác như tỉnh Hồ Nam, Vân Nam… thờ phụng Quan Âm và xem Quan Âm như một Văn Thần Tài trong việc bảo hộ, ban tài, phát lộc. Đặc biệt là trong các cửa hàng buôn bán, Quan Âm được thờ chung với các vị Thần tài khác của dân gian, có khi là tranh vẽ, ảnh chụp, nhưng đa số là tượng ngồi, có kích thước nhỏ với nhiều chất liệu khác nhau…Như vậy, Quan Thế Âm Bồ-tát, vị Bồ-tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn được kính ngưỡng không chỉ trong Phật giới, mà còn cả trong tâm thức của dân gian nhiều địa phương ở Trung Quốc. Bởi với họ, Quan Âm còn là một vị Thần tài trong cuộc sống hàng ngày, trong kinh doanh buôn bán, trong tâm nguyện, ước mong về một cuộc sống sung túc, đủ đầy… Điều đó được thể hiện qua việc thờ phụng, qua các truyền thuyết và cả tập tục “Quan Âm khai khố” vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay. Và tập tục này, không chỉ diễn ra tại Trung Quốc, mà còn theo các lưu dân lan tỏa đến nhiều nơi trên thế giới có cộng đồng người Hoa sinh sống, trong đó có cộng đồng người Hoa ở Việt Nam.

https://m.giacngo.vn/quan-the-am-bo-tat-trong-tin-nguong-than-tai-cua-nguoi-trung-quoc-post18731.html




CON NAM MÔ ĐẠI TỪ, ĐẠI BI LINH CẢM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
CÚI XIN ĐỨC ĐẠI SĨ ĐỘ CHO ĐỆ TỬ CON CÙNG TOÀN THỂ ANH CHỊ EM, CÔ CHÚ TRONG NHÓM HẠNH PHÚC VIP ĐƯỢC
SỨC KHỎE DỒI DÀO, PHÚC THỌ KHANG NINH, LỘC TÀI VƯỢNG TIẾN, CÔNG VIỆC HANH THÔNG, VẠN SỰ TỐT LÀNH, SỞ CẦU NHƯ Ý, SỞ NGUYỆN TÒNG TÂM

SỰ GIẢN DỊ TẠO NÊN NHỮNG ĐIỀU PHI THƯỜNG

Sống ở trong hình ảnh của một người bình thường, nhưng trí tuệ, hành động, và kết quả lại không hề tầm thường một chút nào. Tu dưỡng và liên tục hoàn thiện bản thân là quá trình không ai nhìn thấy được, thứ có thể cho mọi người nhìn thấy là kết quả.

Mục đích của làm việc là để tất cả mọi người đều được hưởng thành quả, trong đó có mình (Triết lý Sống Hạnh Phúc của Nhật Quang Trường Hải)

Hạnh Phúc VIP giúp bạn tự biết cách biến những điều ước trở thành hiện thực.

Tu Bồ Tát Đạo, Học cách cho đi, Thực hành pháp tu Bố Thí.

Trợ duyên, trợ giúp

Ngũ Hải Đại Nhân giúp đỡ bạn khi bạn có mặt ở trên mạng Hạnh Phúc

  1. Tuệ Hải. Trí tuệ lớn lao như biển cả. (THỌ)
  2. Tuấn Hải. Sức mạnh to lớn tựa biển cả. (KHANG)
  3. Trường Hải. Lòng từ bi rộng lớn tựa biển cả. (NINH)
  4. Thanh Hải. Tâm hồn trong sáng và khoáng đạt tựa biển cả. (QUÝ)
  5. Hoàng Hải. Sự giàu có lớn lao tựa biển cả. (PHÚ)

MAY MẮN - LUCKY - 幸運的 - FORTUNATO - УДАЧЛИВЫЙ